Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu nhiên liệu Iran có hiệu lực vào ngày 5/11/2018. Washington tạm thời miễn trừ cho các khách mua hàng lớn. Nguồn cung dầu toàn cầu gia tăng bù đắp hầu hết lượng dầu mà Mỹ trừng phạt Iran. Các nhà phân tích cho biết, nhu cầu có thể chậm lại trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Giá dầu ngày 5/11/2018 giảm, do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu nhiên liệu Iran dịu bớt bởi việc tạm thời miễn trừ, trong đó Mỹ sẽ cho phép một số nước vẫn nhập khẩu dầu thô Iran.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn giao sau đạt 72,39 USD/thùng, giảm 44 US cent tương đương 0,6% so với giá đóng cửa phiên trước đó và dầu thô Mỹ (WTI) kỳ hạn giao sau giảm 53 US cent tương đương 0,8% xuống 62,61 USD/thùng.
Như vậy, giá dầu Brent đã giảm hơn 16% kể từ đầu tháng 10/2018, trong khi dầu WTI giảm hơn 18% kể từ đó.
Giá dầu chịu áp lực giảm kể từ khi Washington cho phép một số nước tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran, bất chấp lệnh trừng phạt chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay (5/11/2018).
Mỹ cho biết, sẽ tạm thời cho phép 8 nước nhập khẩu tiếp tục mua dầu Iran khi nước này tái áp đặt lệnh trừng phạt, nhằm buộc Iran phải hạn chế các hoạt động hạt nhân, tên lửa và khu vực.
Washington cho đến nay không đưa ra danh sách 8 nước được miễn trừ nhập khẩu dầu Iran, có thể coi là “quyền lực pháp lý”, một thuật ngữ mà có thể bao gồm Đài Loan (TQ) mà Mỹ không coi là 1 quốc gia.
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, UAE và Nhật Bản là những nước nhập khẩu dầu hàng đầu của Iran, trong đó Đài Loan thỉnh thoảng mua dầu thô Iran, mặc dù không phải là khách hàng lớn.
Thị trường dầu chuẩn bị lệnh trừng phạt trong nhiều tháng qua, Edward Bell thuộc Emirates NBD bank cho biết: “Xuất khẩu và sản lượng dầu Iran giảm đều đặn… Xuất khẩu của Iran cho thấy rằng 1 sự suy giảm hơn 1 triệu thùng/ngày tính từ tháng 5 đến tháng 10/2018”.
Về nhu cầu, Bell cảnh báo rằng, tiêu thụ có thể chậm lại do suy thoái kinh tế, khi lợi nhuận tinh chế dầu giảm mạnh.
Sự suy giảm mạnh nhu cầu sẽ đẩy sản lượng tăng. Sản lượng dầu từ các nước sản xuất hàng đầu thế giới bao gồm Nga, Mỹ và Saudi Arabia trong tháng 10/2018 tăng trên 33 triệu thùng/ngày (bpd) – lần đầu tiên – tăng 10 triệu thùng/ngày kể từ năm 2010. Ba nước này đã đáp ứng hơn 1/3 lượng tiêu thụ dầu toàn cầu. Tại Trung Đông, công ty dầu quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) có kế hoạch tăng công suất sản xuất dầu lên 4 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2020 và 5 triệu bpd vào năm 2030, so với sản lượng hiện tại chỉ trên 3 triệu bpd.
Nguồn: VITIC/Reuters