Giá dầu giảm trong ngày hôm nay, đảo ngược chiều tăng trong phiên trước, do lo ngại rằng nguồn cung sẽ tăng nếu các nhà sản xuất chính không thể đồng ý gia hạn cắt giảm sâu sản lượng đã hỗ trợ giá trong thời gian gần đây.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 1% hay 41 US cent xuống 39,38 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,6% hay 61 US cent xuống 36,68 USD/thùng.
Saudi Arabia và Nga, 2 nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đã đồng ý hỗ trợ gia hạn cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2020 của OPEC+.
Tuy nhiên, họ đã không đồng ý tổ chức cuộc họp OPEC+ trong ngày 4/6 để bàn luận về cắt giảm này, họ sẽ có điều kiện với các nước không tuân thủ mục tiêu cắt giảm sản lượng sâu.
Lachlan Shaw, phụ trách nghiên cứu hàng hóa tại Natrional Australia Bank cho biết “thị trường đã xem xét điều đó và cho biết sẽ trở nên phức tạp hơn để đạt được thỏa thuận đó”. “Nếu họ không áp dụng cơ chế đó ... điều đó cho thấy việc cắt giảm sản lượng tháng 7 sẽ bị từ bỏ”.
Điều đó sẽ ám chỉ OPEC+ sẽ trở lại những gì họ đã nhất trí trong tháng 4/2020, tức là giảm cắt giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 7/2020.
Hơn nữa, Saudi Arabia và các nhà sản xuất khác vùng Vịnh như Kuwait và UAE không dự định tình nguyện cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày sau tháng 6, cho thấy nguồn cung dầu thô sẽ tăng trong tháng tới không phụ thuộc OPEC+ quyết định thế nào.
Nguồn cung nhiên liệu đang tăng và số liệu nhu cầu trái chiều tại Mỹ, quốc gia sử dụng dầu lớn nhất thế giới cũng gây sức ép lên giá vì lo sợ sự phục hồi chậm lại tại Mỹ khi các bang lại bùng phát virus corona.
Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho xăng tăng 2,8 triệu thùng, gần gấp 3 dự đoán của giới phân tích, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 9,9 triệu thùng, hay gần gấp 4 lần dự đoán.
Nhu cầu xăng tăng tuần thứ 3, tăng 296.000 thùng/ngày lên 7,55 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, khối lượng nhiên liệu chưng cất gồm dầu diesel đã cung cấp cho các nhà bán lẻ giảm 548.000 thùng/ngày xuống 2,718 triệu thùng/ngày, số liệu hàng tuần thấp nhất kể từ năm 1992.
Shaw cho biết “nhu cầu xăng và sản phẩm chưng cất không phục hồi hình V. Nó chỉ củng cố rằng chúng tôi có sự phục hồi giá ban đầu do nguồn cung giảm”.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ trong phiên đêm qua trước một cơn bão có thể làm gián đoạn sản lượng tại Bờ Vịnh và do xuất khẩu LNG tăng khi giá khí tăng vọt tại Châu Âu.
Sau khi giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tuần trước, khí của Châu Âu tăng hơn 40% chỉ trong 3 ngày qua. Trong khi đó tại Vịnh Mexico, cơn bão nhiệt đới Cristobal dự kiến quét qua các khu vực sản xuất trên đất liền và ngoài khơi Louisiana trong cuối tuần tới.
Khí tự nhiên tăng 4,4 US cent hay 2,5% đóng cửa tại 1,821 USD/mmBtu.
Công ty cung cấp số liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ giảm xuống 88,2 tỷ feet khối mỗi ngày bcfd từ tháng 6 tới nay, giảm từ mức thấp nhất một năm tại 89,3 bcfd trong tháng 5 và mức cao kỷ lục hàng tháng tại 95,4 bcfd hồi tháng 11/2019.
Với thời tiết ấm hơn trong mùa hè, Refinitiv dự đoán nhu cầu của Mỹ gồm cả xuất khẩu sẽ tăng từ 81 bcfd trong tuần này lên 82 bcfd trong tuần tới.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 4/6/2020
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Giá hiện nay
|
+/-
|
Thay đổi so với 1 ngày trước
|
Thay đổi so với 1 năm trước
|
Dầu WTI
|
USD/thùng
|
36,5600
|
-0,14
|
-0,38 %
|
-29,28%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
39,2700
|
-0,09
|
-0,23 %
|
-35,30%
|
Khí tự nhiên
|
USD/mmBtu
|
1,8150
|
-0,002
|
-0,11 %
|
-23,72%
|
Xăng
|
USD/gallon
|
1,1099
|
-0,0073
|
-0,65 %
|
-34,42%
|
Dầu đốt
|
USD/gallon
|
1,0604
|
-0,0067
|
-0,63 %
|
-40,48%
|
Nguồn: VITIC/Reuters