Giá dầu tăng gần 1% trong hôm nay, tiếp tục sự gia tăng mạnh trong ngày trước đó, do thị trường lo lắng về gián đoạn nguồn cung dầu thô và lo ngại nhu cầu đã hạn chế mức tăng sau khi số trường hợp nhiễm virus corona mới ở tâm bùng phát dịch sụt giảm.
Căng thẳng tại Libya dẫn đến phong tỏa các cảng và mỏ dầu đã không có dấu hiệu được giải quyết, trong khi các lệnh trừng phạt của Mỹ với công ty con của công ty dầu nhà nước Rosneft của Nga nhằm giảm dầu thô của Venezuela khỏi thị trường đã dấy lên lo lắng về nguồn cung dầu.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 45 US cent hay 0,8% lên 59,57 USD/thùng. Hợp đồng này đã tăng 2,4% trong phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn tăng 49 US cent hay 0,9% lên 53,78 USD/thùng. Dầu thô Mỹ đóng cửa phiên trước cũng tăng 2,4%.
Phil Flynn, một nhà phân tích tại tổ chức giá kỳ hạn ở Chicago cho biết thị trường dầu bắt đầu nhận ra rằng thiếu xuất khẩu từ Libya có thể đối phó với sự phá hủy nhu cầu dầu. Libya đã xuất khẩu 1,2 triệu thùng/ngày. Số liệu đó nhiều hơn nhu cầu bị phá hủy ước tính khoảng 400.000 thùng/ngày tới khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Nhà lãnh đạo được quốc tế công nhận của Libya, Fayez al-Serraj đã giảm hy vọng khôi phục các cuộc đàm phán hòa bình trong ngày 19/2 sau khi Quân đội Quốc gia Libay (LNA) của Khalifa Haftar đã pháo kích cảng ở thủ đô do chính phủ của al-Serraj nắm giữ.
Xung đột tiếp diễn đã giảm xuất khẩu dầu khoảng 1 triệu thùng/ngày, trong khi tổn thất từ phong tỏa dầu đã vượt 1,6 tỷ USD.
Ngân hàng ANZ cho biết “căng thẳng tại Libya tiếp tục đe dọa nguồn cung ... Mỹ đã trừng phạt nhà sản xuất lớn nhất của Nga, có thể tiếp tục thắt chặt nguồn cung sang các thị trường Châu Á. Cả 2 sự phát triển này có thể giảm thiểu nhu cầu liên quan tới virus corona”.
Tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã công bố 349 ca nhiễm mới trong ngày 19/2, thấp nhất trong hơn 3 tuần, trong khi số người chết tăng 108 người, giảm so với 132 người chết trong ngày trước đó.
Tiếp tục hỗ trợ giá dầu là dự đoán OPEC và các đồng minh gồm cả Nga có thể cắt giảm sâu sản lượng. OPEC+ kể từ ngày 1/1/2020 đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày để ổn định thị trường, sẽ nhóm họp đợt tới tại Vienna vào ngày 6/3/2020.
Động thái cắt giảm lãi suất cho vay của Trung Quốc trong ngày 20/2 cũng giúp làm dịu lo lắng về việc phá hủy cấu trúc nhu cầu tại nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới này và là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm hơn 1% do chốt lời
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm hơn 1% trong phiên đêm qua do các nhà đầu tư chốt lời sau khi hợp đồng này chạm mức cao nhất trong hơn một năm trong phiên trước đó, trong khi dự báo thời tiết tương đối ấm đã bổ sung áp lực giảm hơn nữa.
Giá khí kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn giao dịch New York giảm 2,6 US cent hay 1,3% đóng cửa tại 1,955 USD/mmBtu.
Refinitiv dự báo nhu cầu trung bình tại 48 tiểu bang gồm xuất khẩu sẽ ở mức 122,6 tỷ feet khố mỗi ngày trong tuần này và 119,4 bcfd trong tuần tới.
Bảng giá năng lượng thế giới ngày 20/2/2020
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Giá hiện nay
|
+/-
|
Thay đổi so với 1 ngày trước
|
Thay đổi so với 1 năm trước
|
Dầu WTI
|
USD/thùng
|
53,2371
|
-0,01
|
-0,02 %
|
-6,39%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
58,8093
|
-0,2
|
-0,34 %
|
-12,24%
|
Khí tự nhiên
|
USD/mmBtu
|
1,9547
|
-0,0119
|
-0,61 %
|
-27,56%
|
Xăng
|
USD/gallon
|
1,6721
|
-0,0036
|
-0,22 %
|
3,67%
|
Dầu đốt
|
USD/gallon
|
1,6992
|
-0,0089
|
-0,52 %
|
-16,55%
|
Nguồn: VITIC/Reuters