Giá dầu mạnh trong hôm nay, với dầu Brent gần mức cao nhất trong 4 năm trước khi các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran bắt đầu trong tháng tới.
Dầu thô Brent kỳ hạn giao dịch quanh 83,04 USD/thùng, tăng 31 US cent hay 0,4% so với đóng cửa phiên trước và gần với mức 83,07 USD/thùng đạt được trong phiên trước - Mức cao nhất kể từ tháng 11/2014. Dầu thô WTI kỳ hạn tăng 23 US cent hay 0,3% lên 73,48 USD/thùng. Giá dầu WTI được hỗ trợ bởi số lượng giàn khoan trì trệ, cho thấy sản lượng dầu thô tại Mỹ chậm lại.
Dầu thô Brent tăng bởi khả năng các lệnh trừng phạt chống lại Iran mà sẽ nhắm tới lĩnh vực dầu mỏ của họ từ ngày 4/11/2018.
Có dự đoán Trung Quốc sẽ phớt lò các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên công ty Sinopec của Trung Quốc đã giảm một nửa lượng dầu thô nhập khẩu từ Iran trong tháng này, một dấu hiệu áp lực từ Washington đang có hiệu quả.
Edward Bell, nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng Emirates NBD cho biết “nếu các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ đầy đủ hơn dự kiến thì sự cân bằng trên thị trường có thể thắt chặt hơn thậm chí mạnh mẽ hơn”.
Ngày 30/9/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Salman, nhà vua của Saudi Arabia bàn luận về cách thức để duy trì nguồn cung đầy đủ khi xuất khẩu của Iran bị ảnh hưởng của các lệnh cấm vận.
Stephen Innes, giám đốc kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương tại công ty môi giới kỳ hạn OANDA ở Singapore cho biết cho tới khi nguồn cung ổn định được bù đắp bởi OPEC, cuối cùng các thương nhân sẽ tiếp tục đẩy giá thêm. Ngay cả khi Saudi Arabia muốn tuân theo mong muốn của Tổng thống Trump, thì vương quốc này có công suất dự phòng là bao nhiêu? Innes nói “chúng tôi sẽ sớm tìm ra khoảng 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày của Iran có hiệu lực thời hạn chót vào ngày 4/11. Nếu thị trường cảm nhận công suất của Saudi Arabia được khai thác khoảng 10,5 triệu thùng/ngày... giá dầu sẽ tăng vọt với mức giá 100 USD/thùng thực sự là mục tiêu hợp lý”.
Giá dầu đang tăng, có những lo ngại về ảnh hưởng lạm phát của nó tới tăng trưởng nhu cầu, đặc biệt các thị trường mới nổi ở châu Á nơi đồng nội tệ đang suy yếu tiếp tục bổ sung với chi phí nhiên liệu nhập khẩu cao. Ngoài ra xung đột thương mại giữa Mỹ và các cường quốc khác, đặc biệt là Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 có thể bị xói mòn.
Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc bấp bênh trong tháng 9/2018 do nhu cầu cả trong nước và bên ngoài suy yếu.
Tại Nhật Bản, niềm tin kinh doanh giữa các nhà sản xuất lớn xấu đi trong quý vừa qua xuống mức thấp nhất trong gần một năm do các công ty bị tăng chi phí nguyên liệu thô và do tình trạng kinh tế toàn cầu tồi tệ.
Nguồn: VITIC/Reuters