Dầu tiêu chuẩn biển Bắc - Dated Brent đang dần giảm thanh khoản do sản lượng khai thác 5 loại dầu thô trong rổ định giá (Brent, Forties, Oseberg, Ekofisk và Troll - BFOET) giảm nhanh chóng từ xuống còn 870.000 bpd (-25%).
Tin thị trường: tồn kho giảm, nhu cầu tăng yếu ớt
Thậm chí, trong năm 2021, sản lượng dự báo chỉ còn khoảng 845.000 bpd (-14%). Ngay cả mỏ dầu Forties, chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng sẽ giảm xuống 250.000 bpd (-35%). Sụt giảm thanh khoản (giao dịch thực tế) có thể dẫn đến hiện tượng thao túng giá tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến định giá hàng loạt các loại dầu thô khác, bao gồm cả Urals của LB Nga.
Hãng S&P Platts đang nỗ lực đưa thêm dầu WTI loại Midland (Mỹ) vào rổ định giá Dated Brent từ tháng 07/2022 nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ đến giá dầu thế giới. Khối lượng xuất khẩu WTI nói chung đã tăng khoảng 6 lần từ năm 2015-2019 lên 2,8 triệu bpd, trong đó, sang thị trường châu Âu khoảng 0,9-1,0 triệu bpd, xấp xỉ Urals xuất khẩu đường biển qua cảng Baltic (1,1 triệu bpd). Riêng loại WTI Midland trong năm 2020 đạt mức xuất khẩu 1,08 triệu bpd, bao gồm sang thị trường châu Âu 443.000 bpd. Theo các chuyên gia LB Nga, nước này cần quay lại vấn đề xây dựng tiêu chuẩn định giá Urals, cho phép thực hiện giao dịch thông qua EUR, nhân dân tệ hoặc kể cả tiền kỹ thuật số nhằm tránh các biện pháp trừng phạt từ phía Mỹ.
Theo Bloomberg, lượng tồn kho dầu thô lịch sử trên khắp thế giới hình thành do Covid-19 đã giảm được hơn 80% nhờ nhu cầu phục hồi, từ mức đỉnh điểm tháng 6/2020 - 249 triệu thùng cao hơn trung bình 5 năm 2015-2019 (theo IEA) xuống còn 57 triệu thùng vào tháng 2/1021. Tại Mỹ, tồn kho đã giảm xuống mức 1,28 tỷ thùng – tương đương trước đại dịch. Ngoài ra, tồn kho dầu thô chứa trong các kho nổi cũng đang giảm nhanh, trong vòng 2 tuần cuối giảm -27% xuống còn 50,7 triệu thùng. Citigroup dự báo đà giảm tồn kho sẽ còn tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2021 lên 2,2 triệu bpd, và có thể đẩy giá dầu Brent lên 74 USD/thùng hoặc hơn.
Goldman Sachs dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong lĩnh vực vận tải sẽ đạt đỉnh vào năm 2026 hoặc thậm chí sớm hơn do tốc độ chuyển đổi sang xe điện ngày càng tăng tốc, mặt khác, Covid-19 thay đổi vĩnh viễn một số thói quen sinh hoạt, mở ra hướng làm việc mới – từ xa. Lĩnh vực vận tải chiếm tới 43% khối lượng tiêu thụ dầu thô. Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới vẫn sẽ tăng trưởng yếu ớt đến năm 2025 nhờ vào tăng trưởng tiêu thụ nhiên liệu máy bay và ngành công nghiệp hóa dầu cũng như kinh tế các quốc gia mới nổi. Đối với các quốc gia phát triển, Goldman Sachs nhận định nhu cầu tiêu thụ dầu thô không quay trở lại mức năm 2019.
Biểu đồ sau thể hiện nhu cầu dầu thô thế giới theo lĩnh vực (triệu thùng/ngày), từ dưới lên: xe hạng nhe, xe buýt, tải, lọc dầu, hàng không và vận tải biển, công nghiệp, xây dựng, điện, và các lĩnh vực khác, màu đen thể hiện nhu cầu trước đại dịch corona. Nhu cầu đạt đỉnh vào cuối năm 2020.
Tin thị trường: tồn kho giảm, nhu cầu tăng yếu ớt
Viễn Đông
https://petrotimes.vn/