Tổng thư ký OPEC cho biết, nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới năm 2020 theo ước tính của tổ chức này đã giảm 9,5 triệu bpd xuống 91,1 triệu bpd do ảnh hưởng của Covid-19, tốc độ phục hồi trong năm 2021 chỉ dưới 6 triệu bpd.
Nguồn cung các quốc gia non-OPEC năm ngoái sụt giảm -2,5 triệu bpd, năm nay dự kiến tăng 1 triệu bpd. Trong khi đó, Bộ Năng lượng (LB Nga) dự báo hậu quả đại dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường dầu thô có thể sẽ còn kéo dài đến năm 2023-2024. Nguồn cung dầu thô thế giới năm 2020 giảm gần 7 triệu bpd xuống 94,25 triệu bpd khi có đến 80% nhu cầu đi lại hàng không và 25% đường bộ bị hạn chế.
Theo EIA,trữ lượng dầu thô thương mại Mỹ trong tuầnkết thúc ngày 02/04, đã giảm 3,5 triệu thùng xuống 501,8 triệu thùng (dự báo giảm 1,4 triệu), tồn kho xăng tăng 4 triệu thùng lên 230,5 triệu thùng, sản phẩm chưng cất 1,5 triệu thùng lên 144,1 triệu thùng (dự báo xăng giảm 221.000 thùng trong thời điểm mùa đi lại đang đến gần. Tỷ suất hoạt động các nhà máy lọc dầu tăng 0,1% lên 84%, tương đương tăng 103.000 bpd - mức cao nhất kể từ tháng 03/2020. Cùng kỳ, sản lượng khai thác dầu thô cả nước giảm 200.000 bpd xuống 10,9 triệu bpd.
Tại Châu Âu, tỷ suất lợi nhuận tinh chế đang tăng nhanh, lên mức cao nhất cùng thời điểm 2017, bất chấp nhu cầu tiêu thụ xăng tại đây giảm xuống mức thấp (-30% so với trước dịch) nhờ sản lượng tinh chế giảm do nhiều nhà máy nghỉ bảo trì và gia tăng xuất khẩu. Đặc biệt, khối lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong tháng 3 đã tăng hơn 60% so với tháng 2 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 4 này. Xuất khẩu xăng dầu sang các thị trường Tây Phi cũng ổn định ở mức trung bình 500.000 bpd trong cả quý 1. Chênh lệch giữa tinh chế và Brent tăng lên mức 10,94 USD/thùng so với âm 9,1 USD/thùng cùng kỳ năm 2020. Do tần suất bay tại châu Âu vẫn chưa hồi phục (-60% so với mức trước dịch), các nhà máy lọc dầu buộc phải điều chỉnh ưu tiên tỷ lệ sản phẩm đầu ra là xăng và diesel thay vì nhiên liệu máy bay, giúp cắt giảm giá thành chung.
Các nhà nhập khẩu LNG ở Bắc Á bắt đầu chuẩn bị dự trữ sớm hơn thường lệ cho mùa đông 2021-2022. Sinopec đã mua 35 lô hàng LNG để giao trong tháng 1-2/2022 để chuẩn bị một phần cho nhu cầu cao điểm. Các công ty khác ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có thể sẽ thực hiện những thương vụ tương tự. Mùa đông lạnh giá 2020-2021 cùng với sự gián đoạn nguồn cung đã khiến giá LNG tăng vọt, với chỉ số giá giao ngay của khu vực tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là $ 32,5/MMBtu (+ 500% YoY) vào tháng 01/2021.
Viễn Đông
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/