Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC tháng 6/2020 xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ do Saudi Arabia và các thành viên vùng Vịnh Ả Rập cắt giảm nhiều hơn, thúc đẩy mức tuân thủ theo hiệp ước giảm sản lượng hơn 100% bất chấp Iraq và Nigeria không tuân thủ đẩy đủ.
Mười ba thành viên OPEC đã sản xuất trung bình 22,62 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020, giảm 1,92 triệu thùng/ngày so với số liệu của tháng 5/2020 đã được điều chỉnh.
OPEC và các đồng minh của họ hồi tháng 4/2020 đã đồng ý giảm sản lượng kỷ lục để bù cho nhu cầu sụt giảm gây bởi khủng hoảng virus corona. Việc phong tỏa đang nới lỏng và nguồn cung giảm đã hỗ trợ giá tăng trên 40 USD/thùng từ 16 USD/thùng mức thấp 21 năm hồi cuối tháng 4/2020.
Tamas Varga thuộc công ty môi giới PVM “nhu cầu dự kiến phục hồi trong nửa cuối năm nay và có sự đồng thuận chung rằng tổ chức OPEC+ sẽ đáp ứng mong đợi và sẽ đạt được mức tuân thủ cao trong tháng 6 và tháng 7”.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác gọi là OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày hay 10% sản lượng toàn cầu từ ngày 1/5/2020.
Trong tháng 6/2020, họ giảm sản lượng 6,523 triệu thùng/ngày tương đương 107% mức tuân thủ. Mức tuân thủ trong tháng 5/2020 được điều chỉnh tăng lên 77%.
Sản lượng trong tháng 6/2020 sẽ là thấp nhất của OPEC kể từ năm 2000, không bao gồm các thành viên thay đổi kể từ đó.
Sự sụt giảm lớn nhất đến từ Saudi Arabia, sản lượng 7,55 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020, thấp hơn gần 1 triệu thùng/ngày so với hạn ngạch của OPEC+, và thấp nhất của vương quốc này kể từ năm 2002. UAE và Kuwait cũng tình nguyện cắt giảm thêm.
Nguồn cung của OPEC cũng giảm vì Iraq và Nigeria thực hiện cắt giảm lớn hơn trong tháng 6/2020.
Iraq đã giảm xuất khẩu từ miền nam và miền bắc nước này, tăng tuân thủ lên 62%, mặc dù mức tuân thủ của họ vẫn thấp hơn các thành viên OPEC vùng Vịnh, trong khi Nigeria tăng tuân thủ lên 72%.
Sản lượng của Iran và Libya giữ ổn định trong tháng 6/2020 và sản lượng của Venezuela giảm tiếp. Ba quốc gia này được miễn trừ việc cắt giảm tự nguyện vì các lệnh trừng phạt của Mỹ hay những vấn đề trong nước đang hạn chế sản lượng.
Venezuela, đối mặt với cả các lệnh trừng phạt của Mỹ và sự sụt giảm sản lượng kéo dài đã tiếp tục giảm xuất khẩu trong tháng 6/2020.
Sản lượng dầu tại Libya đã giảm kể từ tháng 1/2020 do phong tỏa các cảng và mỏ dầu của tổ chức trung thành với tướng Khalifa Haftar ở miền đông.
Khảo sát của Reuters nhằm theo dõi nguồn cung ra thị trường này và dựa vào số liệu vận chuyển cung cấp bởi các nguồn bên ngoài, Refinitiv Eikon, thông tin từ công ty theo dõi tàu như Petro-Logistics và Kpler, thông tin cung cấp từ các công ty dầu, OPEC và công ty tư vấn.
Nguồn: VITIC/Reuters