OPEC+ có thể tiếp tục gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tới tháng 6/2020

OPEC và các đồng minh có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện nay đến giữa năm 2020 khi họ nhóm họp trong tháng tới, với Nga ủng hộ Saudi Arabia để ổn định thị trường dầu trong bối cảnh niêm yết của tập đoàn dầu nhà nước Saudi Aramco.

OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 5/12/2109 tại trụ sở chính ở Vienna, tiếp sau là các cuộc đàm phán với tổ chức các nhà sản xuất dầu mỏ khác, dẫn đầu là Nga, gọi là OPEC+. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện nay kéo dài tới tháng 3/2020.

Vào ngày 5/12/2019, Saudi Arabia có thể thông báo giá chào bán chính thức lần đầu ra công chúng của Aramco. Giá dầu ở thời điểm đó có thể là mầu chốt cho việc niêm yết của Aramco, dự kiến vào giữa tháng 12/2019.

Một nguồn tin OPEC cho biết “cho tới nay chúng ta có 2 kịch bản chính: hoặc nhóm họp trong tháng 12/2019 và gia hạn cắt giảm sản lượng cho tới tháng 6/2020; hoặc trì hoãn quyết định cho tới đầu năm tới, nhóm họp trước tháng 3/2020 để xem xét thị trường thế nào và gia hạn cắt giảm đến giữa năm tới”. “Có nhiều khả năng chúng tôi sẽ gia hạn thỏa thuận này trong tháng 12 để gửi một thông báo tích cực ra thị trường. Người Saudi Arabia không muốn giá dầu giảm, họ muốn giữ giá vì IPO Aramco”.

Các nguồn tin OPEC cho biết tình trạng thị trường trong quý 1/2020 vẫn chưa rõ ràng trong bối cảnh những lo ngại về nhu cầu dầu chậm lại và mức tuân thủ sản lượng kém của một số nhà sản xuất như Iraq và Nigeria, đang làm phức tạp triển vọng.

Một đại biểu của OPEC cho biết “cảm nhận của tôi là gia hạn tới cuối tháng 6 để tránh một cuộc họp vào đầu tháng 3, với khả năng kêu gọi một cuộc họp sớm nếu tình trạng thị trường yêu cầu ... là kịch bản có thể xảy ra cho tới ngày hôm nay”.
Hai nguồn tin cho biết một thông báo cắt giảm sâu hơn chính thức hiện nay là không thể mặc dù một thông điệp về tuân thủ tốt hơn theo thỏa thuận cắt giảm hiện nay có thể đưa ra thị trường.

Saudi Arabia, lãnh đạo của OPEC, muốn đầu tiên tập trung vào tăng cường tuân thủ hiệp ước giảm sản lượng của tổ chức trước khi cam kết cắt giảm thêm.

Amrita Sen, đồng sáng lập công ty Energy Aspects cho biết chỉ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ tới tháng 6/2020 không đủ để hỗ trợ giá dầu. Bà nói “thị trường mong cắt giảm thêm và gia hạn thỏa thuận tới cuối năm 2020. Trong bất cứ kịch bản nào khác, thị trường sẽ bán ra”.

Moscow tranh luận rằng họ sẽ khó cắt giảm sản lượng dầu một cách tự nguyện trong những tháng mùa đông, đặc biệt tại tây Siberia, nơi Nga sản xuất 2/3 lượng dầu của họ và nơi hầu hết các giàn khoan nằm tại đó.

Ở nhiệt độ đóng băng khiến Nga khó đóng cửa và khởi động trong những tháng mùa đông. Một nguồn thạo tin của Nga cho biết “không có nghi ngờ rằng Nga sẽ không để người Saudi Arabia ở thế bí trong trường hợp giá sụt giảm, do IPO sắp tới”. Ông bổ sung rằng Putin đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Hoàng từ Saudi Arabia Mohammed bin Salman và chính phủ Nga đã nhận thức rằng mối quan hệ đối tác 3 năm có thể sụp đổ nếu Nga không hỗ trợ Riyadh.

Liên minh OPEC+ kể từ 1/2019 đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá dầu hiện đang giao dịch quanh 62 USD/thùng.

Kirill Dmitriev, giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga trả lời Reuters rằng “đây không chỉ là hỗ trợ Saudi Arabia. Thỏa thuận này, không nghi ngờ gì, có lợi cho Nga. Ngân sách của Nga đã nhận được hơn 100 tỷ USD từ thỏa thuận này. Và thỏa thuận này đã ổn định kinh tế của Nga”.

Dmitriev và Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak là các kiến trúc sư chủ chốt của thỏa thuận với Saudi Arabia (bắt đầu trong năm 2017).

Saudi Arabia và các nhà sản xuất OPEC vùng Vịnh khác đang cắt giảm nhiều hơn theo thỏa thuận giảm sản lượng để ổn định thị trường và ngăn cản giá giảm.

Trong tháng 10/2019, vương quốc này đã tăng sản lượng lên mục tiêu của OPEC, bơm 10,3 triệu thùng/ngày để bổ sung dự trữ sau các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu trong tháng trước, nhưng giữ khối lượng dầu thô cung cấp ra thị trường ở mức 9,9 triệu thùng/ngày.

Tuần trước, Tổng thư khí OPEC, Mohammad Barkindo cho biết tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ có thể chậm lại trong năm tới trong khi nhu cầu có thể tăng, làm giảm khả năng cắt giảm sản lượng sâu hơn.

Nguồn: VITIC/Reuters

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

ABBANK

Ngân hàng TMCP An Bình

2

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

3

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

4

BACABANK

Ngân hàng TMCP Bắc Á

5

BIDC

Ngân hàng đầu tư phát triển Campuchia

6

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

7

BVB

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

8

CIMB

Ngân hàng TNHH MTV CIMB

9

CO-OP BANK

Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam

10

DONGABANK

Ngân hàng TMCP Đông Á

11

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

12

GPBANK

Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu

13

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh

14

HLBVN

Nhân hàng TNHH MTV Hongleong Việt Nam

15

IBK

Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc

16

IVB

Ngân hàng TNHH Indovina

17

KIENLONGBANK

Ngân hàng TMCP Kiên Long

18

LIENVIETPOSTBANK

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

19

MBBANK

Ngân hàng TMCP Quân Đội

20

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam

21

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

22

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

23

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

24

OCEANBANK

Ngân hàng TMCP Đại Dương

25

PG BANK

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

26

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

27

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

28

SAIGONBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

29

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

30

SEABANK

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

31

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

32

SHINHANVN

Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

33

TECHCOMBANK

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

34

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

35

UOB

Ngân hàng TNHH MTV United Overseas

36

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

37

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

38

VID PUBLIC

Ngân hàng Liên doanh VID Public

39

VIETABANK

Ngân hàng TMCP Việt Á

40

VIETBANK

Ngân hàng ViệtNam Thương Tín

41

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP BảnViệt

42

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

43

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

44

VRB

Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

45

WOORIBANK

Ngân hàng Woori Việt Nam

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

SHOPPEPAY

Ví điện tử ShopeePay

3

OIL DEPOT

Ví điện tử Oil Depot

4

VIETTEL MONEY

Ví điện tử Viettel Money

5

VNPT MONEY

Ví điện tử VNPT Money

Quà tặng điện tử

 

1

GOTIT

Quà tặng điện tử GotIt

2

URBOX

Quà tặng điện tử UrBox

 

 

 

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP