English

Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 13/2/2023

Châu Âu chi gần 800 tỷ euro đối phó khủng hoảng năng lượng; Các nhà nhập khẩu Trung Quốc tìm mua than của Australia; Nhu cầu xăng của Mỹ lần đầu tiên tăng kể từ tháng 6/2022… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng ngày 13/2/2023.

Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 13/2/2023


Các quốc gia châu Âu chi tổng cộng 792 tỷ euro để giải quyết bài toán năng lượng. Ảnh minh họa: Informationweek

Châu Âu chi gần 800 tỷ euro đối phó khủng hoảng năng lượng

Các nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở ở Brussels (Bỉ) ngày 13/2 cho biết, các quốc gia châu Âu đến nay đã chi gần 800 tỷ euro (854 tỷ USD) để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp chi trả hóa đơn năng lượng tăng vọt, đồng thời kêu gọi các quốc gia chi tiêu có mục tiêu hơn nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.

Theo Bruegel, kể từ tháng 9/2021, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã phân bổ hoặc có kế hoạch phân bổ tổng cộng 681 tỷ euro để giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân và doanh nghiệp do giá khí đốt và năng lượng tăng cao. Trong khi đó, Anh chi 103 tỷ euro và Na Uy chi 8,1 tỷ euro. Như vậy, các quốc gia châu Âu chi tổng cộng 792 tỷ euro để giải quyết bài toán năng lượng.

Các chuyên gia của Bruegel cho rằng các nước EU cần thay đổi hướng tiếp cận trong bối cảnh không gian tài chính đang thu hẹp khi phải duy trì một nguồn tài trợ lớn cho lĩnh vực năng lượng. Nhà phân tích Giovanni Sgaravatti khuyến nghị thay vì đưa ra các biện pháp trợ giá mà trên thực tế là trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, các chính phủ EU cần bổ sung các chính sách hỗ trợ thu nhập.

Các nhà nhập khẩu Trung Quốc tìm mua than của Australia

Truyền thông Australia hôm nay (13/2) cho biết, một số nhà nhập khẩu Trung Quốc đang liên lạc với các công ty khai thác than của nước này để tìm mua than. Hai loại than mà Trung Quốc muốn tìm mua từ Australia là than nhiệt để sử dụng tại các nhà máy điện và than cốc để sử dụng tại các nhà máy luyện kim.

Mặc dù Trung Quốc là một bạn hàng lớn song trước mắt các công ty Australia mà Trung Quốc đang liên hệ đang kín đơn hàng và ít có khả năng có thể ngay lập tức cung cấp than cho Trung Quốc.

Việc Trung Quốc bắt đầu nối lại việc nhập khẩu than từ Australia và các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm nguồn hàng tại Australia cho thấy, việc xuất khẩu than của Australia sẽ có nhiều khả năng khôi phục trong thời gian tới.

Nhu cầu xăng của Mỹ lần đầu tiên tăng kể từ tháng 6/2022

Trang web phân tích giá cả nhiên liệu GasBuddy ngày 12/2 công bố số liệu cho thấy nhu cầu xăng của Mỹ đã tăng 1,7% trong tuần kết thúc ngày 5/2 lên 8,45 triệu thùng/ngày. Nhu cầu trong tuần kết thúc ngày 5/2 cũng cao hơn 3,7% so với mức trung bình của 4 tuần.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2022, nhu cầu xăng của Mỹ không chỉ tăng mỗi ngày so với tuần trước mà còn cao hơn mức trung bình của 4 tuần. Theo GasBuddy, mức tiêu thụ xăng trên là mức cao nhất tình theo tuần kể từ khi ghi nhận nhu cầu ở mức 8,74 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 18/12.

Cơ quan Thông tin Năng lượng ngày 8/2 cho biết nhu cầu tăng do dự trữ xăng của Mỹ tăng khoảng 5 triệu thùng lên 239,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 3/2, nhiều hơn so với dự báo tăng 1,3 triệu thùng/ngày mà các nhà phân tích đưa ra trong cuộc khảo sát của Reuters. Tỷ lệ sử dụng của các nhà máy lọc dầu tăng 2,2 điểm phần trăm lên 87,9% trong tuần kết thúc ngày 5/2.

Nga nỗ lực giảm thiệt hại do mức giá trần dầu mỏ của phương Tây gây ra

Chính phủ Nga đang tranh luận về cách tính thuế dầu mỏ của Nga sau lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và hậu quả của việc thiếu một cơ chế thiết lập giá đáng tin cậy.

Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga mới đây đã đưa ra dự thảo luật về mức trần chiết khấu giá dầu xuất khẩu, trong nỗ lực làm giảm thiệt hại từ việc phương Tây áp giá trần lên mặt hàng dầu nước này. Theo dự thảo đề xuất, mức chiết khấu đối với dầu Brent được giới hạn ở mức 34 USD/thùng trong tháng 4/2023, giảm xuống còn 31 USD/thùng vào tháng 5/2023, 28 USD/thùng vào tháng 6/2023 và 25 USD/thùng vào tháng 7/2023.

Chính phủ Nga đang tranh luận về cách tính thuế dầu mỏ của Nga sau lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và hậu quả của việc thiếu một cơ chế thiết lập giá đáng tin cậy.

https://petrotimes.vn/

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP