Nhịp đập năng lượng ngày 31/5/2023

Đã có 5 dự án điện mặt trời được vận hành thương mại; Các nước OPEC+ phát đi những tín hiệu trái ngược về chính sách sản lượng; Indonesia lên kế hoạch cấm xuất khẩu khí đốt… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 31/5/2023.


Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn

Đã có 5 dự án điện mặt trời được vận hành thương mại

Theo thông tin cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến 19h00 ngày 30/5/2023, đã có 5/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành thủ tục COD, gồm: Nhà máy điện mặt trời Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 3; Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2, Thiên Tân 1.3; Nhà máy điện mặt trời tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận (450 MW).

Ngoài ra, có 59/85 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 3.389,811 MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện. Trong đó có 48 dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp với tổng công suất 2.691,611MW đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương). EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 40/48 dự án.

Tập đoàn cũng đã có văn bản trình Bộ Công Thương xem xét, thông qua đối với 40/48 chủ đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đề xuất giá tạm. Cũng theo EVN, có 19 dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 26 dự án chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 20 dự án chuyển tiếp đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Các nước OPEC+ phát đi những tín hiệu trái ngược về chính sách sản lượng

Những tín hiệu trái ngược mà các nhà sản xuất lớn trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+), phát đi đã gây biến động cho giá dầu trước khi nhóm có cuộc họp vào ngày 4/6 để thảo luận về việc có cắt giảm thêm sản lượng hay không.

Bộ trưởng Năng lượng, Hoàng tử Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman tuần trước đã cảnh báo những người đầu cơ, cho rằng họ sẽ bị thiệt hại. Cảnh báo này được một số nhà đầu tư cho là dấu hiệu cho thấy OPEC+ có thể cân nhắc tiếp tục cắt giảm thêm sản lượng.

Trong khi đó, cũng trong tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng giá dầu đang tiến đến mức hợp lý về mặt kinh tế, có thể các nước sản xuất dầu sẽ không có sự điều chỉnh ngay đối với chính sách sản lượng. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nhận định OPEC+ sẽ không có động thái mới tại cuộc họp sắp tới, khi đã có những quyết định được đưa ra một tháng trước về việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của một số nước, trong bối cảnh đà phục hồi của kinh tế toàn cầu chậm.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdel-Ghani cũng cho rằng OPEC+ sẽ không cắt giảm thêm sản lượng, khi không có yêu cầu cắt giảm bổ sung nào được đưa ra cho nước này. Còn Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, phát biểu trước Tổng thư ký OPEC cuối tuần trước rằng ông hy vọng các nhà sản xuất có thể bình ổn thị trường.

Indonesia lên kế hoạch cấm xuất khẩu khí đốt

Chính phủ Indonesia lên kế hoạch cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của các ngành công nghiệp trong nước. Ông Luhut Binsar Pandjaitan, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia (CMMIA) cho biết thông tin trên. Theo đó, Indonesia vẫn tôn trọng các hợp đồng xuất khẩu LNG đã ký kết nhưng sẽ dừng gia hạn đối các hợp đồng đã hết hạn.

Ông cho biết, cơ quan này sẽ sớm gửi báo cáo về hoạt động xuất khẩu LNG cho Tổng thống Joko Widodo và cũng lưu ý rằng, chính phủ muốn sử dụng nguồn LNG xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt là ở các ngành công nghiệp hóa dầu và nhiên liệu methanol, nơi nhu cầu khí đốt đang ở mức cao.

Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia cũng cho rằng, việc tăng thêm nguồn cung cho nhu cầu trong nước sẽ giúp giảm giá khí đốt về mức 6 đô la/ MMBtu (1 triệu đơn vị nhiệt Anh). Dự báo, giá khí đốt thậm chí có thể giảm mạnh hơn nữa nhờ hiệu quả khai thác của các giếng dầu khí cải thiện.

Nhật Bản nới lỏng quy định về thời gian vận hành lò phản ứng hạt nhân

Luật nguồn điện cho chuyển đổi xanh và khử carbon được Quốc hội Nhật Bản thông qua ngày 31/5 sửa đổi 5 luật liên quan đến năng lượng, trong đó có luật kinh doanh điện lực, theo đó thời gian vận hành của mỗi lò phản ứng sẽ được tăng lên kèm theo các điều kiện cụ thể. Động thái này nhằm giúp giảm khí thải carbon, đồng thời vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng quốc gia.

Theo luật mới, các lò phản ứng hạt nhân có thể kéo dài thời gian hoạt động sau 60 năm đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo các lò phản ứng cũ vẫn đáp ứng các yêu cầu về an toàn cơ sở vật chất, Cơ quan Quản lý Hạt nhân Quốc gia (NRA) sẽ kiểm tra tình trạng của lò phản ứng và các cơ sở liên quan ít nhất 10 năm một lần sau 30 năm vận hành.

Hầu hết các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản ngày nay vẫn không hoạt động sau thảm họa động đất - sóng thần năm 2011, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã mở lại cuộc tranh luận về chủ đề này. Theo truyền thông Nhật Bản, các cuộc thăm dò cho thấy quan điểm của công chúng về năng lượng hạt nhân đang dịu lại.

Máy bay không người lái tấn công nhà máy lọc dầu của Nga

Thống đốc tỉnh Krasnodar, ông Veniamin Kondratyev sáng 31/5 cho biết hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà máy lọc dầu Afipsky ở Kuban do bị máy bay không người lái (UAV) tấn công. Trên kênh Telegram cá nhân, ông Kondratyev xác nhận: “Một trong những cơ sở chưng cất dầu mazut đang cháy. Nguyên nhân sơ bộ là do UAV tấn công”. Đám cháy đã được khoanh vùng trên khu vực có diện tích 100 m2.

Trong khi đó, kênh Telegram “Shot” cho biết một UAV kamikaze đã rơi xuống khu vực nhà máy lọc dầu Ilsky, ở tỉnh Krasnodar, miền Nam của Nga vào khoảng 3h00 sáng (giờ địa phương), nhưng không phát nổ và không cháy.

Ngày 28/5 vừa qua, Bộ chỉ huy tác chiến tỉnh Krasnodar thông báo một số UAV không xác định đã cố tiếp cận nhà máy lọc dầu Ilsky vào khoảng 2h sáng cùng ngày. Kênh Telegram "Shot" cũng đưa tin nhà máy lọc dầu Ilsky đã bị 4 UAV tấn công. Trước đó, ngày 4/5, một UAV cũng đã rơi và phát nổ tại nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk, ở tỉnh Rostov, miền Nam nước Nga.

https://petrovietnam.petrotimes.vn/

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

ABBANK

Ngân hàng TMCP An Bình

2

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

3

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

4

BACABANK

Ngân hàng TMCP Bắc Á

5

BIDC

Ngân hàng đầu tư phát triển Campuchia

6

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

7

BVB

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

8

CIMB

Ngân hàng TNHH MTV CIMB

9

CO-OP BANK

Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam

10

DONGABANK

Ngân hàng TMCP Đông Á

11

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

12

GPBANK

Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu

13

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh

14

HLBVN

Nhân hàng TNHH MTV Hongleong Việt Nam

15

IBK

Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc

16

IVB

Ngân hàng TNHH Indovina

17

KIENLONGBANK

Ngân hàng TMCP Kiên Long

18

LIENVIETPOSTBANK

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

19

MBBANK

Ngân hàng TMCP Quân Đội

20

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam

21

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

22

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

23

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

24

OCEANBANK

Ngân hàng TMCP Đại Dương

25

PG BANK

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

26

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

27

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

28

SAIGONBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

29

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

30

SEABANK

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

31

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

32

SHINHANVN

Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

33

TECHCOMBANK

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

34

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

35

UOB

Ngân hàng TNHH MTV United Overseas

36

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

37

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

38

VID PUBLIC

Ngân hàng Liên doanh VID Public

39

VIETABANK

Ngân hàng TMCP Việt Á

40

VIETBANK

Ngân hàng ViệtNam Thương Tín

41

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP BảnViệt

42

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

43

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

44

VRB

Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

45

WOORIBANK

Ngân hàng Woori Việt Nam

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

SHOPPEPAY

Ví điện tử ShopeePay

3

OIL DEPOT

Ví điện tử Oil Depot

4

VIETTEL MONEY

Ví điện tử Viettel Money

5

VNPT MONEY

Ví điện tử VNPT Money

Quà tặng điện tử

 

1

GOTIT

Quà tặng điện tử GotIt

2

URBOX

Quà tặng điện tử UrBox

 

 

 

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP