Nâng cao vai trò doanh nghiệp Việt Nam với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Ngày 12/3 tại Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức diễn đàn “Doanh nghiệp Việt Nam với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”. Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đồng hành cùng chương trình.

Diễn đàn được tổ chức nhằm hướng tới việc không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; hướng đến việc quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường bền vững, ứng phó với các diễn biến về biến đổi khí hậu.



Toàn cảnh diễn đàn

Tại diễn đàn, các chuyên gia đều cho rằng, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là sự kết hợp chặt chẽ giữa ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển năng nượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược xây dựng phát triển đất nước. Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển và bảo vệ môi trường.

Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được đề cập tới như một yêu cầu cấp thiết trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các cấp, các ngành và các lĩnh vực.

Do phát triển kinh tế, dân số tăng nhanh kéo theo một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác và chất thải từ sản xuất, tiêu dùng ngày càng tăng, thời gian tới, cộng đồng các doanh nghiệp cần kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cần tập trung nỗ lực tham gia thực hiện một số các giải pháp như: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường phát triển kinh tế xã hội; chú trọng khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học; bảo vệ và cải thiện tài nguyên môi trường, đảm bảo mọi người dân được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh…

Đánh giá thực trạng môi trường hiện nay, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết: Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự thay đổi về hành vi và nhận thức của người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung đã tạo ra cả áp lực và động lực mới cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường, đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lý để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường, vì thế các doanh nghiệp cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá phù hợp nhằm đưa ra các giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng xanh. Việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái gắn với sản xuất kinh doanh giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cho rằng: Các doanh nghiệp cần sớm chú trọng các giải pháp như đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất, phương thức quản lý để phát triển các sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường; tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp cho chính người quản lý và lao động trong doanh nghiệp của mình và tại địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, cơ sở sản xuất nhằm hướng đến vì mục tiêu phát triển bền vững.



Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường Trịnh Xuân Quảng phát biểu tại diễn đàn


Phát biểu tại diễn đàn, Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường Trịnh Xuân Quảng cũng cho biết: “Thách thách chung đối với cộng đồng doanh nghiệp hiện nay là quá trình phát triển, sản xuất kinh doanh quá phụ thuộc vào nền kinh tế nâu, tức là sử dụng phần lớn nguyên nhiên liệu từ thiên nhiên; chưa đầu tư nguồn lực xứng đáng và lúng túng trong bảo vệ môi trường; chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường chưa hoàn thiện dẫn đến quá trình đầu tư của doanh nghiệp chưa hiệu quả, tính rủi ro cao; chưa chọn lựa mô hình tăng trưởng có tính bền vững và thân thiện môi trường.

Vì vậy, vấn đề đặt ra cốt lõi tại là vừa quản lý tốt nhất, hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường bền vững; cơ chế khuyến khích để cộng đồng doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và là đối tượng trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường”.


Nguyễn Hoan

Nguồn:https://petrotimes.vn

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

ABBANK

Ngân hàng TMCP An Bình

2

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

3

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

4

BACABANK

Ngân hàng TMCP Bắc Á

5

BIDC

Ngân hàng đầu tư phát triển Campuchia

6

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

7

BVB

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

8

CIMB

Ngân hàng TNHH MTV CIMB

9

CO-OP BANK

Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam

10

DONGABANK

Ngân hàng TMCP Đông Á

11

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

12

GPBANK

Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu

13

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh

14

HLBVN

Nhân hàng TNHH MTV Hongleong Việt Nam

15

IBK

Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc

16

IVB

Ngân hàng TNHH Indovina

17

KIENLONGBANK

Ngân hàng TMCP Kiên Long

18

LIENVIETPOSTBANK

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

19

MBBANK

Ngân hàng TMCP Quân Đội

20

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam

21

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

22

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

23

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

24

OCEANBANK

Ngân hàng TMCP Đại Dương

25

PG BANK

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

26

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

27

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

28

SAIGONBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

29

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

30

SEABANK

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

31

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

32

SHINHANVN

Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

33

TECHCOMBANK

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

34

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

35

UOB

Ngân hàng TNHH MTV United Overseas

36

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

37

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

38

VID PUBLIC

Ngân hàng Liên doanh VID Public

39

VIETABANK

Ngân hàng TMCP Việt Á

40

VIETBANK

Ngân hàng ViệtNam Thương Tín

41

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP BảnViệt

42

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

43

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

44

VRB

Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

45

WOORIBANK

Ngân hàng Woori Việt Nam

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

SHOPPEPAY

Ví điện tử ShopeePay

3

OIL DEPOT

Ví điện tử Oil Depot

4

VIETTEL MONEY

Ví điện tử Viettel Money

5

VNPT MONEY

Ví điện tử VNPT Money

Quà tặng điện tử

 

1

GOTIT

Quà tặng điện tử GotIt

2

URBOX

Quà tặng điện tử UrBox

 

 

 

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP