1.Tính đến đầu giờ sáng nay 20/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 81,43 USD/thùng - giảm 0,17%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 85,1 USD/thùng - tăng 0,04%.
Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/6, giá dầu giảm nhẹ do sự lạc quan về nhu cầu trong mùa hè và lo ngại về xung đột leo thang bù đắp cho dữ liệu tồn kho dầu của Mỹ bất ngờ tăng.
2. Một báo cáo của Thượng viện Pháp công bố hôm 19/6 đang kêu gọi chính phủ giành lấy cổ phần "vàng" của gã khổng lồ TotalEnergies trong nỗ lực giành được quyền phủ quyết chiến lược đối với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và bất kỳ quan điểm nào mà công ty có thể có về việc chuyển đến bờ biển Mỹ.
Báo cáo của Thượng viện theo sau tuyên bố vào tháng trước của Giám đốc điều hành TotalEnergies, Patrick Pouyanné, rằng công ty đang xem xét khả năng niêm yết chính ở New York, mặc dù vào thời điểm đó ông nhấn mạnh rằng công ty sẽ không từ bỏ Pháp.
3. Trung Quốc đã triển khai sản xuất tại nhà máy cung cấp hơi nước chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của nước này cho ngành công nghiệp hóa dầu ở phía đông tỉnh Giang Tô, cho thấy một trong hàng loạt dự án công nghệ tiên tiến, ít hoặc không phát thải carbon của Bắc Kinh hiện đang được triển khai.
Nhà máy hơi nước chạy bằng năng lượng hạt nhân, Heqi-1, đã đi vào hoạt động hôm 19/6, sẽ vận chuyển 4,8 triệu tấn hơi nước sạch không carbon hàng năm từ Nhà máy điện hạt nhân Tianwan, một công ty con của Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc, tới tăng cường năng lượng cho các nhà máy hóa dầu, thay thế khoảng 400.000 tấn than bị đốt mỗi năm.
4. Công ty điều hành mỏ Aiteo Eastern Exploration and Production Company (AEEPCO) ngày 19/6 cho biết, hoạt động khai thác dầu tại mỏ OML 29 trên đất liền của Nigeria đã ngừng hoạt động như một biện pháp phòng ngừa sau khi phát hiện một vụ tràn dầu vào đầu tuần này.
Nguyên nhân của vụ tràn dầu hiện vẫn chưa được xác định, công ty cho biết trong một tuyên bố được đăng trên nhật báo This Day của Nigeria.
5. Mỹ sẽ hỗ trợ Angola, một trong những nước khai thác dầu lớn nhất ở châu Phi, trong nỗ lực thiết lập ngành chế biến khoáng sản quan trọng như một cách để đa dạng hóa từ dầu mỏ.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Tài nguyên Năng lượng Geoffrey Pyatt nói rằng, Mỹ hoàn toàn nhất trí về các vấn đề xung quanh quá trình khử cacbon, chuyển đổi năng lượng và khí hậu và Mỹ mong muốn được xây dựng mối quan hệ đối tác với Angola trong tương lai.